Danh mục sản phẩm

Nguyên nhân gây ra táo bón và cách điều trị

time Tuesday, 02/10/2018
user Đăng bởi Admin

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có cải thiện đáng kể.

 

Táo bón là gì?

Táo bón là một hiện tượng tiêu hóa bất thường mà con người thường xuyên mắc phải, không hạn chế tuổi tác hay giới tính. Đó là trạng thái buồn đi đại tiện mà khó đi thậm chí không thể đi được, phân khô cứng, thời gian và tần suất đi giảm. Nếu táo bón diễn ra lâu ngày táo bón sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Cần có những biện pháp phòng và chữa táo bón hiệu quả.

Tác hại của táo bón

nguyen-nhan-gay-tao-bon
Nguyên nhân gây ra táo bón


Mặc dù táo bón không phải là một bệnh lý gây tử vong nhưng nhiều phiền phức, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Táo bón thường làm tốn thời gian trong nhà vệ sinh. Có người tranh thủ đọc sách báo khi đi đại tiện để tiết kiệm thời gian, nhưng vô tình làm mất tập trung vào việc chính, khiến việc đi tiêu bị chi phối.


Táo bón nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến táo bón mãn tính hay đọng lại thành những cục phân lớn, có thể gây ra tắc ruột, nhất là đối với người lớn tuổi hay trẻ em.


Táo bón có thể gây ra các biến chứng khá trầm trọng như trĩ, hậu môn, sa trực tràng do phải rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện. Khi bị các hiện tượng trên, đi ngoài bị đau nên bệnh nhân ngại đi, do đó, lại càng táo bón hơn, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn.
Khi cố rặn cũng làm tăng áp lực máu (biểu hiện mặt đỏ), nên rất nguy hiểm cho người cao huyết áp, người bị bệnh tim mạch (dễ bị đột quỵ khi đi tiểu). Táo bón lâu ngày có thể gây nên ung thư trực tràng. Có lời khuyên khi có một trong các dấu hiệu sau, cần đến khám bệnh tại các chuyên khoa tiêu hóa nhất là đối với những người trên 40 tuổi:

dieu-tri-tao-bon-hieu-qua
điều trị tóa bón hiệu quả


Táo bón kéo dài


Màu sắc phân thay đổi (thường có máu và chất nhầy trong phân, máu có thể đỏ tươi nhưng thường là lờ lờ máu cá. Dấu hiệu có máu trong phân dù chỉ thoảng qua hay kéo dài đều có vấn đề phải quan tâm).
Kèm theo táo bón là đau bụng, đầy bụng, chướng hơi. Toàn trạng thường sút kém, giảm cảm giác ăn ngon miệng, gây sút cân hoặc có sốt nhẹ kéo dài.

Cách điều trị bệnh táo bón

    Uống đủ nước: Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây...) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả...).

bo-sung-thuc-pham-chua-nhieu-chat-xo
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ


         Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

      Chế độ ăn tốt cho bệnh táo bón: Tăng cường ăn các thực phẩm chưá  nhiều chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức... Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.
Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 - 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.

Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu. Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột.

Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muốn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại...) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

       Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền...), các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc.

Chúc các bạn thành công !

    Xem thêm : Dược chất chữa ung thư cực mạnh từ thiên nhiên

                        Tác dụng của collagen với cơ thể

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 0934 465 189