-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chế độ bổ sung dinh dưỡng cho người bị ung thư
Tuesday,
02/10/2018
Đăng bởi Admin
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu đa số là do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.
>>>Hiệu quả của curcumin từ nghệ trong điều trị ung thư
Dược chất chữa ung thư từ thiên nhiên
Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể bị phá huỷ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.
Chế độ dinh dưỡng là điều kiện quan trọng để khống chế sự lây lan của tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư
Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người ung thư hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
Nguyên tắc chung:
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
- Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp, nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.
- Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.
- Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
- Theo một số quan niệm, phương pháp điều trị ung thư bằng chế độ ăn là bỏ đói tế bào ung thư, khiến chúng ko thể sản sinh thêm. Chính vì vậy, chế độ ăn uống của người bệnh bị ung thư phải kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm mà tế bào ung thư ưa thích. Đường là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Sữa khiến cơ thể tiết ra niêm dịch, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa và hô hấp. Chất niêm dịch là dưỡng chất cho tế bào ung thư. Bằng cách cắt bỏ sữa trong khẩu phần và thay thế bằng sữa đậu nành không đường, tế bào ung thư sẽ bị "bỏ đói" và không tiết dịch.
Dinh Dưỡng cho Bệnh nhân Ung thư
Bổ sung dưỡng chất cho người ung thư
Chất béo
Chất béo (Lipid) là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Nhưng một chế độ ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già, tiền liệt tuyến, ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
Giảm lượng chất béo bằng cách ăn thịt, cá nạc, hạn chế ăn da gà, vịt, uống sữa có chứa ít chất béo, chọn các món hấp luộc thay vì chiên xào. Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật nhưng cũng nên hạn chế càng ít càng tốt. Tránh ăn nhiều bánh, kẹo mứt, chocolate.
Ngoài ra cũng không nên lãng quên các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega – 3 (có nhiều trong cá)
Tinh bột
Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...).
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, ngũ cốc, hạt và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều kiềm, hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư.
Các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và sinh tố, đặc biệt là sinh tố A và C. Sinh tố A giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư; sinh tố C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát sinh, phát triển. Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền, ngô, quả hồng... Sinh tố C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, sơ-ri, cà chua...
Rau xanh, trái cây tươi giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại rau-củ-quả xanh, tươi có lợi cho người bệnh lúc này là: bắp cải, rau ngót, rau đay, cần tây, giá đậu xanh, súp lơ, cà tím, cà chua, dưa leo, đu đủ, khoai lang nghệ, cam, bưởi và cả chanh, gấc...
Một số thực phẩm có tác dụng ức chế ung thư như: bắp cải, súp lơ, và các loại nấm có tính kháng ung thư nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ; tỏi, củ cải trắng, rau nhút...
Bổ sung calo
Calo là thành phần thiết yếu đối với cơ thể của những người khỏe mạnh và đặc biệt càng cần thiết hơn bao giờ hết đối với bệnh nhân mắc ung thư. Chính vì thế, bạn cần quan tâm hàng đầu tới việc bổ sung calo. Theo ước tính mỗi ngày cơ thể bạn cần được bổ sung khoảng 1.885 đến 2.175 đơn vị calo.
Đạm
Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường.
Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu nhưng khẩu phần ăn chứa nhiều thịt cung cấp nhiều axit thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất cho phép cơ thể sử dụng năng lượng có trong thức ăn. Nhưng một lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho người ung thư
Chẳng hạn, vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng các mô, giúp phục hồi nhanh các thương tổn, gia tăng khả năng miễn dịch. Nó cũng ngăn ngừa tác hại của các chất tiết từ khối u và của các phương pháp trị liệu (chẳng hạn giảm tình trạng viêm da, rụng tóc, viêm gai lưỡi), làm chậm thời gian di căn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, đối với bệnh ung thư, vitamin A thực thụ (Retinol) có tác dụng tốt hơn hẳn so với tiền chất vitamin A (beta-caroten). Loại ung thư đáp ứng tốt nhất loại dưỡng chất này là ung thư vùng đầu mặt cổ.
Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, kẽm, folate và một số vitamin khác (vitamin D, K, B6, B12) cũng được khuyến cáo gia tăng trong khẩu phần của bệnh nhân ung thư. Chúng là những yếu tố hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng phục hồi tổn thương, làm giảm tác dụng phụ của việc điều trị. Chất chống oxy hoá là chất giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị huỷ hoại do các gốc tự do gây ra. Các chuyên gia sức khoẻ gợi ý là nên ăn nhiều rau và hoa quả vì rau và hoa quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá dồi dào.
Bạn tham khảo sản phẩm hỗ trợ và điều trị ung thư gây ức chế các tế bào ung thư, giảm tế bào nhân rộng ung thư, ngăn chặn máu tiếp cận với tế bào ung thư.