Danh mục sản phẩm

Trẻ cần bao nhiêu kẽm là hợp lý?

time Tuesday, 02/10/2018
user Đăng bởi Admin

Vai trò kẽm tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ                      

Kẽm là vi khoáng đã được biết đến với vai trò kích thích tăng trưởng, tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh nhiễm trùng ở người và động vật, đặc biệt là phòng chống bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu chảy ở trẻ em. 

 

                   >>> Thưc phẩm giàu kẽm dành cho trẻ biếng ăn 

                           Gợi ý bữa ăn giàu kẽm bậc nhất cho bé yêu

 

vien-kem-thien-su
Bổ sung kẽm cho trẻ tăng cường khả năng miễn dịch 

Bổ sung kẽm  giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, vị thành niên và phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng.

         

Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến ta dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...


Kẽm sẽ giúp con người ăn ngon miệng hơn, trị biếng ăn ở trẻ nhỏ. Thiếu nó, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, nó khiến bạn dễ nổi cáu. Nguyên nhân là kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi lại đứng đầu trong danh sách các chất giúp ổn định thần kinh.


Bổ sung kẽm trị biếng ăn ở trẻ nhỏ 

 


Những người có nguy cơ thiếu kẽm


Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ đều cần được bổ sung nhiều kẽm
Giới hạn kẽm phù hợp cho từng đối tượng như sau:
• Trẻ từ 0-6 tháng: 2 mg/ngày
 
• Trẻ từ 7-11 tháng: 3 mg/ngày
• Trẻ từ 1-3 tuổi: 3 mg/ngày
 
• Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg/ngày
 
• Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ngày
• Nam từ 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày 
 
• Nữ từ 14-18 tuổi: 9 mg/ngày
 
• Nữ từ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
• Phụ nữ mang thai (tuổi từ 18 trở lên): 11-12mg/ngày
• Phụ nữ cho con bú (độ tuổi từ 18 trở lên): 12-13 mg/ngày

Ngũ cốc và thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Kẽm cũng có trong một số loài động vật có vỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc, và các sản phẩm từ sữa. Hàu là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể, lượng kẽm trong một con hàu ngang bằng với lượng kẽm bạn cần mỗi ngày. Nhưng không nên ăn hàu sống vì nguy cơ lây truyền bệnh qua thực phẩm tăng cao. Hơn nữa, hàu ở một số khu vực có hàm lượng thủy ngân cao. 

Cách bổ sung kẽm: Khi bổ sung kẽm thiên sư  không nên cho đơn thuần mà cần cho kết hợp với các chất dinh dưỡng khác nhằm phát huy tốt nhất tác động của kẽm và đáp ứng tình trạng thiếu đa chất kết hợp. Các chất nên kết hợp bổ sung với kẽm là: Ca, Mg, Vitamin A, D, C, nhóm B, đạm liều thấp (vì các chất này đã có trong thức ăn). Về thời gian bổ sung: nên cho đến khi hết nguy cơ thiếu kẽm. Để làm tăng chiều cao nên bổ sung kẽm nhiều tháng.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 0934 465 189