-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bí quyết bổ sung kẽm hợp lý cho chế độ dinh dưỡng
Tuesday,
02/10/2018
Đăng bởi Admin
Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nên bổ sung cho trẻ dạng siro kẽm, hay dạng cốm có kẽm, (cho trẻ nhỏ), hay dạng viên cho trẻ lớn và người lớn. Dưới đây là cách bổ sung kẽm cho chế độ ăn uống hợp lý.
>>> Cách chế biến 3 món cháo giàu kẽm cho bé
Trẻ cần bao nhiêu kẽm là hợp lý
Chế độ bổ sung kẽm
Bổ sung kẽm hợp lý
Liều bổ sung kẽm: 10mg kẽm/ngày cho trẻ < 6 tháng, và 20mg/ngày x 14 ngày cho trẻ > 6 tháng. Người lớn có thể dùng bổ sung 20 - 30mg/ngày trong thời gian mắc sởi hay thủy đậu. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Những ai có nguy cơ bị thiếu kẽm?
Đối tượng dễ có nguy cơ thiếu kẽm
Do việc bổ sung kẽm hằng ngày là yêu cầu bắt buộc để duy trì tình trạng sức khỏe toàn cơ thể, nên một số người sẽ có nguy cơ thiếu kẽm:
Những người ăn chay: Một phần lớn chất kẽm có trong thực phẩm là từ các loại thịt. Vì thế, những người ăn chay cần bổ sung tới 50% lượng kẽm trong chế độ ăn của mình so với những người không ăn chay.
Những người mắc bệnh tiêu hóa: Những người bị viêm ruột, bệnh thận mãn hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó hấp thụ cũng như giữ lại các chất kẽm có trong thực phẩm họ ăn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Để đáp ứng nhu cầu kẽm của thai nhi, thai phụ, đặc biệt là những người mà cơ thể ít có khả năng dự trữ kẽm cần phải bổ sung kẽm hằng ngày với liều lượng nhiều hơn những người khác.
Trẻ bú mẹ: Cho đến khi trẻ được 7 tháng tuổi, các bé có thể nhận được kẽm bổ sung qua bú mẹ. Sau đó, nhu cầu mỗi ngày sẽ tăng 50% và sữa mẹ lúc này không còn đủ đáp ứng.
Người bị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% những người bị bệnh tế bào hồng cầu hình lưỡng liềm có nồng độ chất kẽm trong cơ thể thấp (đặc biệt là trẻ em) do cơ thể họ khó hấp thụ chất này
Người nghiện rượu: Một nửa số người nghiện rượu có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp bởi vì cơ thể họ không thể hấp thu dưỡng chất do nhu động ruột suy yếu hoặc đã bị bài tiết hết qua nước tiểu.
Bí quyết tăng lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng
Bổ sung kẽm cho bữa ăn hàng ngày
Tăng cường lượng kẽm trong chế độ ăn rất đơn giản. Dưới đây là những mẹo đơn giản và dễ thực hiện:
1. Hạn chế rượu và cà phê: Cả 2 chất này đều khiến kẽm bị bài tiết nhanh qua đường tiểu.
2. Không nấu nhừ: Hấp, luộc, nướng quá kỹ đều làm lượng kẽm trong thực phẩm giảm tới 1 nửa, đặc biệt là đậu đỗ.
3. Ăn các thực phẩm không chế biến sẵn: trên 75% lượng kẽm trong bột mỳ bị mất đi khi qua chế biến. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng.
4. Ăn thịt nạc: Nếu không phải là người ăn chay, cách tốt nhất để bổ sung chất kẽm hằng ngày là ăn thịt. Cá cũng là nguồn rất giàu dưỡng chất này.
5. Đậu đỗ là tốt nhất: Nếu không ăn được thịt thì hãy thêm đậu hộp vào món sa-lát hay các món ăn để bổ sung lượng kẽm cần thiết.
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa kẽm thì các bạn nên sử dụng viên kẽm thiên sư sản phẩm kích thích bao tử và ruột giúp hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả nhất.